Thân chào các anh chị & các bạn là thành viên của đại gia đình Hiệp Phú .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày Thu Mar 02, 2023 1:13 am
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 29 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: blake22h

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 243 in 103 subjects
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


vui tổng họp

Go down

vui tổng họp Empty vui tổng họp

Bài gửi  Admin-Nguyen Thanh Trung Sat Jan 26, 2013 9:50 am

Có một anh nông dân mới cưới vợ đã có việc phải đi xa. Sau vài tháng, cô vợ gửi thư cho chồng, nội dung như sau:
"Đám ruộng hai bờ ở đầu hông
Lâu ngày không cấy vẫn để không
Nước non vẫn đủ, cỏ mọc tốt
Nhờ người cày hộ có được không?"
Ông chồng đọc xong trả lời:
"Đám ruộng hai bờ là của ông
Cho dù không cấy vẫn để không
Mùa này không cấy chờ mùa khác
Nhờ người cày hộ chết với ông"
Đọc thơ của ông chồng xong, vợ nóng lòng quá nên gởi thơ tiếp:
"Ruộng để lâu ngày cứ bỏ không
Hạ đi thu đến sắp lập đông
Cỏ xanh cũng lạnh dần héo úa
Thợ cày đầy rẫy chẳng tính công "
Ông chồng hồi đáp:
"Biết là ruộng lâu ngày trống không
Cỏ dại um tùm mọc mênh mông
Nhưng mà tụi nó cày tệ lắm
Kỹ thuật thua ông, có biết không ?"
Bà vợ rằng:
"Ruộng vẫn nơi này quá mênh mông
Sao chẳng gieo đi kiếm vài đồng
Ông về vẫn đó chi mà ngại
Mùa ông thu hoạch khỏi tốn công"
Chồng tiếp bực mình:
"Này này ông nói có nghe không
Ruộng ông, ông kệ cứ chơi ngông
Khi nào ông rảnh ông gieo giống
Còn không kẻ khác cấm cho trồng "
Bà vợ chịu không nổi... gửi tiếp :
"Ông à... cỏ dại lên quá mông
Dân cày quê mình cứ ở không
Thôi tui làm phước cho họ cấy
Ông về thu hoạch... thế là xong"
Ông chồng càng tức giận hơn:
"Cỏ dại có mọc lên quá mông
Thì bà vẫn cứ phải để không
Ông mà biết được bà cho cấy
Ông vể nhổ sạch thế là... xong"
Bà tiếp:
"Ruộng kia cỏ đã mọc đầy đồng
Ông về gấp gấp có nghe không?
Ruộng đang thiếu nước, lại khô cạn
Ông về tưới hộ tôi trả công!"
Chồng nghe thế liền gởi lại:
"Ừ thì bà ráng mà kiềm lòng
Bà mà léng phéng chết với ông
Ông về ông cấy cho tơi xốp
Cho thỏa bao ngày bà đợi mong"
Hôm sau, chồng nhận đc thư vợ như sau:
"Luật mới ban hành ông biết ko?
Ruộng mà không cấy sẽ sung công
Vậy ông thu xếp mà về sớm
Kẻo mất ruộng rồi, ông trách ông"
Đỉnh cao về đối đáp
Hai vợ chồng cùng ngành xuất bản sách. Đêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện từ chuyện yêu đương gia đình, bè bạn, nghề nghiệp.
Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:
Sách mới cho nên phải đắt tiền
Chị vợ cùng nghề, nghe chồng đọc liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:
Hôm nay xuất bản lần đầu tiên
Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình đọc luôn câu thứ ba:
Anh còn tái bản nhiều lần nữa
Chị vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở:
Em để cho anh giữ bản quyền
Vài năm sau:
Cô vợ đọc:
Sách đã cũ rồi phải không anh
Sao nay em thấy anh đọc nhanh
Không còn đọc kỹ như trước nữa
Để sách mơ thêm giấc mộng lành
Anh chồng ngâm:
Sách mới người ta thấy phát thèm
Sách mình cũ rích, chữ lem nhem
Gáy thì lỏng lẻo, bìa lem luốc
Đọc tới đọc lui, truyện cũ mèm
Cô vợ thanh minh:
Sách cũ nhưng mà chuyện nó hay
Đọc hoài vẫn thấy được bay bay
Đọc xong kiểu này, rồi kiểu khác
Nếu mà khám phá sẽ thấy hay
Anh chồng lầu bầu:
Đọc tới đọc lui mấy năm rồi
Cái bìa sao giống giấy gói xôi
Nội dung từng chữ thuộc như cháo
Nhìn vào hiệu sách, nuốt không trôi
Thằng hàng xóm hắng giọng sang:
Sách cũ nhưng mà tui chưa xem
Nhìn anh đọc miết thấy cũng thèm
Cũng tính hôm nào qua đọc lén
Liệu có trang nào anh chưa xem?
Vì sao phim của chị không hay
Nghe dư luận ì xèo, Xúc Xích tôi cũng nổi máu “tò” nên mới “mò” tới rạp. Nói thật, chị đừng buồn! Xem xong, tôi cũng nhất trí với ngài đạo diễn chuyên trị… “gái”: Phim quả thật không hay!
Trời ạ! Xem phim mà chả thấy cơ thể mình… động đậy, à… xúc động gì cả! Nó quá thiếu éo le, bi đát… Không tình ba tư, hư… sọ não, bão lệ rơi hay ung thư mù mắt, lạng lách đua xe, máu me cấp cứu, tự tử ngang xương… gì cả! Hỏi như thế làm sao moi tiền của thiên hạ được?
Từ sai lầm trên, dẫn đến không gian của phim nó buồn tẻ quá! Cái làng quê, cánh đồng, ngôi chùa… Làm sao hoành tráng bằng nơi phồn hoa đô hội, khách sạn, vũ trường… Vả lại các nhân vật lại vô cùng thiếu “gợi cảm”!
Thưa nữ đạo diễn!
Theo tôi, bộ phim đó không hợp “khẩu vị” của nhiều người lắm! Vẫn biết chị chuẩn bị rất công phu, chế biến cầu kỳ. Nhưng khổ nổi bữa ăn lại toàn “chay” mà người ăn đang thèm “mặn” làm sao mà “sướng” được! Tóm lại, lần sau chị cứ việc táng thêm món chó, heo… vào, bảo đảm thiên hạ ngấu nghiến ngay! Chứ đâu nghiền ngẫm như bây giờ.
Nhưng thôi dẫu sao cũng đã lỡ! Vì doanh thu, à không, tương lai của nền điện ảnh! Qua tham khảo kinh nghiệm của những phim “đình đám”, tôi ý kiến này, chị nghe theo còn có cớ kiếm ra bạc tỷ, chứ nếu không e rằng phải cất đi tỷ bạc như chơi!
Về mặt quảng cáo. Nói thật, cứ giới thiệu rất “giật gân” vào! Không ăn nhập với nội dung cũng chả sao! Chẳng hạn “Ngôi chùa kia ẩn chứa bí mật gì?… Vì sao chàng công tử hào hoa không bị… AIDS?… Cô gái đa tình ngừa thai bằng bài thuốc dân gian gì?… Tất cả sẽ được nổ tung màn ảnh trong bộ phim tình cảm đầm đìa, lâm ly bi tráng, hình sự xã hội, hành động liên miên…!”. À, còn điều này nữa! Chị nhớ tổ chức cuộc thi vẽ áp phích cho phim. Với tiêu chí “Rất mát mẻ nhưng vô cùng… nóng bỏng”! Chỉ có thế mới còn hi vọng!… Ở thời buổi “không láo lếu bất thành danh” này, thiên hạ chả cần trách nhiệm với xã hội. Hơi sức nào chị thổn thức với lương tâm!
TB: Lần sau làm phim, chị cứ theo công thức “Khung cảnh nội thất, lất phất nội y, cực kỳ… nội tạng!” rồi sử dụng thêm các “hiệu ứng nhà… tắm” vào là hốt bạc ngay! Đừng trăn trở làm gì cho nhọc xác!






Tuyệt đối an toàn!
Vừa bước vào phòng, sếp đã nhào đến ôm chặt lấy tôi nức nở: "Ôi Xúc Xích!... Vận mệnh công ty đang nằm trong tay cậu..."
Tôi xúc động đến ứa nước mắt! Chao ôi! Nếu công ty mà có mệnh hệ nào quả tình tôi sẽ phải... thất nghiệp đến hết cả cuộc đời.
- ...Con bé Chả Quế nó kiểm hóa...
Thì ra là vậy! Mấy ngày nay hoạt động ở cảng kẹt cứng ngắc. Nhưng khổ nỗi cứ “kẹp” vào là bị đẩy ra. Mà lô hàng này đối với công ty rất dầu sôi lửa bỏng... Vì vậy sếp mới cần đến thằng Xúc Xích này. Chả Quế là người yêu của tôi. Nói cho chính xác hơn, nàng là người tôi yêu. Còn nàng có yêu tôi không?! Đó là một bí mật chỉ mình nàng biết!
- Nhớ nhé! Bằng mọi giá, tiền cũng được mà tình cũng xong. Tớ duyệt tất!...
Cuối cùng tôi cũng gặp được nàng ở cảng sau cả buổi sáng chờ đợi.
Em kiểm lô hàng này hộ anh nhé! Hì hì...! Bi nhiêu thì bi...
- Đề nghị anh nói chuyện nghiêm túc!
Nhìn nàng lạnh lùng săm soi hồ sơ, tôi biết ngay kế hoạch chi đã phá sản. Điều đó có nghĩa là vận mệnh của mình cũng sắp biên theo. Không thể được! Còn tình yêu của tôi, chắc cũng chẳng còn nếu tôi mất việc. “Bây giờ hoặc không bao giờ cả!” - tôi nhủ thầm, rồi thu hết can đảm... lắp bắp:
- Trưa nay... đi ăn nhé... Anh muốn... nói... điều này...
Nàng thoáng đỏ mặt, liếc mắt nhìn quanh. Không ai để ý chúng tôi cả nhưng nàng vẫn giữ kẽ, chỉ nhìn tôi và khe khẽ gật đầu.
Thú thật, đến giờ tôi cũng chẳng biết cái quán ăn nổi tiếng kia nấu ngon hay dở. Mọi suy nghĩ của tôi đều dồn vào việc làm thế nào để ngỏ lời. Tặng hoa ư?! Hồng Kông quá!... Quỳ xuống và thành khẩn “Anh yêu em!”? Sao nghe sặc mùi Hàn Quốc!... Hét lên...!? Không được, có vẻ rất... tâm thần! Nàng đã bỏ nĩa xuống. Quá bối rối, tôi “cổ điển” thăm dò:
- Anh... anh định...
- Đừng anh!- Nàng thỏ thẻ - Ở đây không tiện đâu. Kiếm chỗ nào kín đáo, vắng vẻ...
Tôi ngây ngô:
- Mình ra... công viên nhé!?
- Không được đâu anh! Ở đó vắng nhưng không kín...
Vẻ mặt của tôi lúc ấy chắc chắn rất “thiếu iốt”. Nàng bẽn lẽn gợi ý:
- Hay... khách sạn đi... Em biết có chỗ này an toàn lắm. Nhớ thuê hai phòng liền nhau nhé!
Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sắp lên thiên đàng. Chao ôi! Khách sạn mini... hai phòng liền...
Nhận phòng xong, tôi vội xách đồ qua phòng nàng sau khi quan sát rất kỹ! Cánh cửa chỉ he hé:
- Có ai thấy không?... Trời ơi! Sao mang đồ qua đây? Anh bỏ hết ở bển đi! - Nàng đột nhiên lạc giọng - Cả... quần áo nữa nhé!
Tôi vội bước về phòng mình và nhanh chóng trở lại. Nàng khép cửa ngay, quay lại nhìn và lắc đầu nguầy nguậy:
- Sao lại còn quần đùi... Thôi anh vào buồng tắm cởi nốt ra...
Tôi bay ngay vào phòng tắm và bước ra với chiếc khăn quấn quanh.
“Con gái vưỡn là con gái”! Lúc nào cũng kín đáo. Đã thuê hẳn hai phòng. Cửa đã kín, rèm đã che. Toàn bộ căn phòng chỉ mập mờ trong ánh sáng ngọn đèn ngủ. Thế mà vẫn chưa chịu thay quần áo... Nàng e ấp ngồi ở đầu chiếc salông dài và rộng như một cái giường. Tôi cũng ngồi xuống một đầu. Đối với phụ nữ nên từ từ, đừng vội vàng mà hỏng.
- Bây giờ anh muốn gì nè?
Chao ôi! Nàng nũng nịu đến chiếc khăn lông cũng... nhúc nhích!
- Anh... anh...
- Thôi được để em nói!
Nàng nhích lại kề sát vào tai tôi. Hương thơm và hơi thở nóng ấm phả ra theo tiếng thì thào:
- ...Anh muốn “áp” thấp hay “áp” cao nè?
Tôi phều phào:
- Thấp... đi... em!
- Nếu “áp” thấp... Mỗi “công” dôi ra 10 vé... Cưa đôi nhé?!...
Nhìn thân hình Adam của mình, tôi uất ức:
- Nhưng... sao lại... làm thế này?
- Tuyệt đối an toàn... Không ai quay phim, chụp hình, ghi âm gì được... Kể cả anh!
Nàng bước ra và đóng sầm cửa lại.
Mỏ bia của tôi
Đôi khi chúng ta gặp phải những chuyện kỳ lạ trên đời, như thả lưới trên sông thì bắt được cá biển, uống thuốc đau bụng bỗng dứt hẳn chứng đau đầu, con cái ta học hết cấp III tự nhiên không làm được phép cộng...
Nhưng cái chuyện lạ mà tôi đang gặp quả là lạ nhất. Cái giếng nhà tôi lâu nay vẫn dùng tưới vườn cây ăn trái, chẳng hiểu vì sao hôm nay múc lên chỉ toàn là... bia thay vì nước. Mà lại là thứ bia rất ngon, cỡ như “bia của đàn ông” không thấm vào đâu. Già cả như tôi thì đây là chuyện quá sức, tôi điện thoại gọi ngay thằng con trai đang học đại học ở thành phố về gấp.
Sau khi múc một gàu nước, à không gàu bia, từ giếng lên làm một hơi, thằng con trai khà một cái rõ to rồi cất giọng thông thái:
- Dễ hiểu thôi, bố có biết dầu hỏa hình thành từ đâu không? Đó là kết quả phân hủy của những rừng cây bị vùi lấp từ hàng triệu năm trước. Như vậy chứng tỏ trang trại nhà mình cách đây hàng triệu năm là một cánh đồng... lúa mạch. Chắc chắn dưới đó là cả một mỏ bia tự nhiên.
Thằng con tôi học cao hiểu rộng, nó đã giải thích thì cấm có sai. Như vậy mấy cái vùng thường trồng nho mà không chịu hái thế nào sau này cũng tạo ra một mỏ... rượu vang.
Nhưng tôi lại quan tâm đến chuyện khác:
- Vậy là mình giàu to rồi, phải không con?
Thằng con tôi nhíu mày một lúc rồi nói:
- Không được bố à, đã là mỏ thì thuộc loại tài nguyên quốc gia rồi, phải báo với chính quyền thôi.
Thằng con tôi quả là một công dân gương mẫu, nhưng tôi chưa yên tâm:
- Rồi sau đó sẽ như thế nào hở con?
Nó suy nghĩ một tẹo rồi giảng giải cho tôi:
- Thì gia đình mình sẽ chuyển đi chỗ khác để nhà nước khai thác bia ở đây.
Cũng được, đã là tài sản quốc gia thì mọi người phải cùng được hưởng, thế mới công bằng. Còn mình, chắc là người ta cũng sẽ sắp xếp chỗ ở đàng hoàng cho mình thôi. Tôi sung sướng nghĩ đến cảnh người ta sẽ lắp đặt nguyên một hệ thống ống dẫn bia đến thẳng các quán nhậu, rồi cứ thế mở vòi ra xài và tính tiền bằng đồng hồ như là nước máy vậy. Dân mình tha hồ mà sướng nhé!
- Sẽ khai thác cách nào?
- Thế này bố à, người ta sẽ lập ra một tổng công ty Bia Tự Nhiên, một ông nào đấy sẽ làm tổng giám đốc, ông ta sẽ lập tiếp ra các công ty con như công ty khai thác, công ty lọc, công ty phân phối, công ty sản xuất vỏ lon, công ty sản xuất két đựng bia, công ty du lịch phục vụ khách uống bia, công ty sản xuất đồ mồi bán kèm bia, công ty xây dựng để xây dựng các công ty kia...
Tôi hoảng hốt:
- Sao lắm công ty thế? Tiền đâu ra?
Thằng con tôi chỉ tay xuống giếng:
- Từ dưới này mà ra cả thôi.
Tôi bắt đầu lo, cứ như thằng con tôi nói thì sẽ có hàng loạt ông giám đốc ra đời. Mà thời buổi này ông nào làm giám đốc cũng đòi phải có xe hơi xịn, nếu không là... từ chức ngay. Không biết cái giếng tội nghiệp của tôi có đủ bia cho mấy cái xe hơi không nữa. Cần phải cẩn thận, tôi hỏi thằng con:
- Vậy lúc đó cái thứ bia này sẽ bán ra bao nhiêu một gàu, à không bao nhiêu một lon?
- Chắc giá cũng cỡ như “bia đàn ông“ vậy bố à.
Thằng con tôi đáp mà không cần suy nghĩ. Nhưng tôi lại nghĩ như vậy thì bác Tám, chú Tư, anh Bảy, cậu Mười… chắc là không có dịp thưởng thức cái loại bia tuyệt hảo này rồi. Tôi nghiêm mặt với nó:
- Bố hỏi con nếu như lúc ấy bố xin làm chức... tổng giám đốc có được không?
Thằng con tôi suýt nữa sặc vì cười:
- Bố suốt đời cầm cuốc, làm tổng giám đốc thế nào được. Chức ấy phải học cao lắm mới được.
Thật là khó. Đem giao mỏ bia thì sợ thất thoát, lấp giếng lại chờ... vài chục năm sau cho hết cái đám chuyên đục khoét thì lại sợ hư mất mỏ bia ngon...
- Trong những trường hợp như thế này thì bố nên tung đồng xu để chọn.
Nghe cũng có lý. Tôi chọn mặt sấp cho phương án lấp giếng chờ và tung đồng xu lên. Đồng xu rơi xuống nền gạch men và một chuyện lạ nữa xuất hiện trong nhà tôi: đồng xu cứ nhảy tưng tưng và không chịu nằm xuống. Bây giờ nó vẫn còn nhảy đấy.
Thời trang tương lai
“Đây mới đúng là thời trang của tương lai, rồi ông xem, nó sẽ tạo ra một cơn sốt đấy!”, hắn nói gần như hét lên trong điện thoại. Tò mò, tôi hứa sẽ đến ngay để xem cái mẫu áo mà hắn vừa khoác lác.
Kể ra trong đám bạn bè thì hắn là thằng sáng dạ nhất, mới tháng trước đây hắn vừa được giải nhất cho bộ đồ đan bằng lá chuối khô trong cuộc thi “Thời trang hoang dã”. Còn năm ngoái thì logo vẽ cái lẩu nghi ngút khói của hắn cũng được trao giải nhì trong cuộc thi vẽ biểu tượng cho hiệp hội nuôi cá ba sa.
Nhác thấy bóng tôi bước vào, hắn vội vàng vơ hết đống áo quần lộn xộn trên bàn chạy biến vào trong và ngay lập tức trở ra với chiếc áo thun trắng mà tôi đoán là “thời trang tương lai” của hắn.
Tiến sát tới gần tôi, hắn lên giọng:
- Thấy thế nào?
Tôi không nhịn được cười:
- Ông định mang số điện thoại của mình trước ngực để chạy nhông nhông ngoài phố à? Sao không ghi thêm chữ... khoan cắt bêtông ở phía trên luôn cho nó tiện?
Hắn vẫn tỉnh bơ:
- Ông chẳng hiểu gì cả, có nhìn thấy cái logo này không? Hắn chỉ tay lên phía trên, chỗ gần sát vai: một hình tròn vẽ khuôn mặt của một tay ốm nhom với điếu thuốc trên môi và ly rượu dở dang bên cạnh:
- Thấy chưa, đây là biểu tượng của những nghệ sĩ.
Tôi không định cãi nhau với hắn nhưng rõ ràng là cái logo hắn tạo ra không đúng lắm. Nghệ sĩ bây giờ toàn mập thù lù và ai cũng có bụng bia. Nếu nhờ hắn vẽ logo cho ngành du lịch chắc là hắn vẽ luôn một cái vé vào cửa khu di tích quá. Chưa kịp nói gì thì đã thấy hắn xoay lại. Trên lưng áo có in họ tên và năm sinh của hắn thật to: Vương Lãng - 1970. Bây giờ thì tôi đã hiểu ý định của hắn. Có lẽ hắn muốn tạo ra một cái “các vi dít” lưu động. Tôi hỏi, giọng không còn hứng thú cho lắm:
- Cái áo này thì có gì hay ho?
- Có đấy. Thứ nhất, nó làm tăng thời gian sống thực của mọi người, vì theo thống kê, cuộc đời chúng ta mất đi khoảng 364 ngày cho cái việc hỏi đáp tên tuổi, số điện thoại và nghề nghiệp của người khác.
Không thể nói là hắn không có lý, nhưng tôi vẫn thấy chưa hài lòng:
- Nhưng chỉ chừng đó thì vẫn chưa đủ thuyết phục mọi người mặc cái áo này.
Hắn gật đầu:
- Tất nhiên rồi, vì thế lợi ích thứ hai của nó là có thể tạo thêm thu nhập. Ông xem đây, phía trên là “sơ yếu lý lịch” của bản thân, còn phía dưới này là gì? Một khoảng trống hấp dẫn, một mảnh đất màu mỡ dưới mắt các doanh nghiệp cần quảng cáo. Ông cứ tưởng tượng xem, ta gặp một khuôn mặt trẻ trung xinh đẹp ngoài phố, tất nhiên ta cần nhìn cho rõ tên tuổi, số phone, nghề nghiệp của người đẹp và vô tình ta đã xem kèm một mẩu quảng cáo thuốc trị hôi nách chẳng hạn. Điều này sẽ kích thích xã hội phát triển, anh cứ làm cho mình nổi tiếng đi, mỗi phân vuông trên áo anh sẽ là cả một kho vàng... Chưa kể lúc ấy ngay cả những người thất nghiệp chỉ cần chạy nhông nhông ngoài đường với chiếc áo in hình con gà quay hay đĩa xúp bào ngư của nhà hàng nào đấy là cũng đủ tiền mua bánh mì gặm qua ngày rồi.
Tôi lan man nghĩ đến chuyện sẽ nhận quảng cáo cho hãng nào trên áo mình. Nhưng... không được..., như vậy chẳng lẽ mình đã bị cái thằng nghệ sĩ nửa mùa này thuyết phục rồi à. Tôi dồn hắn:
- Thôi được, có thể ông có lý. Nhưng nếu muốn tung cái thời trang này ra thị trường thì ông cũng phải... quảng cáo cho nó chứ. Ông sẽ làm như thế nào?
Như đã chuẩn bị từ trước, hắn nói luôn một mạch:
- Tôi sẽ cho một diễn viên hài kịch mặc chiếc áo này và phát biểu: “Ở đời, phải cho thiên hạ biết mình là ai chứ!”.
Người chồng khốn khổ
Đang ngồi trong phòng tham vấn của tôi là một người đàn ông trạc tuổi 40. Anh ta đến để than phiền vợ mình, nào là lười nhác, nào là hậu đậu, nói nhiều, bê bối... Tôi kiên nhẫn để cho anh ta nói hết. Nói chung, đàn ông nào mà chẳng than phiền về vợ của mình. Người nào không có gì để nói chẳng qua là do anh ta… chưa vợ mà thôi.
Sau khi anh ta nói xong, tôi bắt đầu đặt câu hỏi:
- Bây giờ anh và tôi cùng xem xét tình huống này nhé: tôi biết có một người đàn ông cứ lâu lâu lại phải chịu đựng cảnh trong lúc anh ta vừa mệt mỏi trở về từ công sở, đang mong đợi một bữa cơm chiều nóng hổi thì cô vợ bỏ đi mất khiến anh ta phải lủi thủi ra tiệm ăn. Đã vậy, lâu lâu vợ anh ta lại đón anh ta với một bộ dạng kinh khủng, dơ bẩn, hôi hám. Nếu là anh thì anh sẽ làm thế nào?
Vị khách hàng của tôi nhún vai:
- Làm sao chịu nổi một người vợ như vậy được? Phải cho cô ta một trận thôi.
Tôi tiếp tục:
- Chưa hết, cô vợ đó lại thường xuyên đòi chồng đưa thêm tiền chợ, với lý do là những ông chồng của mấy bà hàng xóm đưa tiền chợ nhiều hơn, dù rằng nhà của cô ta bé tí, còn nhà hàng xóm toàn villa, biệt thự… Điều đáng nói là mỗi ngày cô ta làm thất thoát tiền chợ tới 30% không rõ lý do. Thế nhưng người chồng vẫn vui vẻ, chẳng phàn nàn gì!
Vị khách trố mắt:
- Thằng cha đó điên rồi!
- Thỉnh thoảng cô ta còn biến đâu mất một vài ngày, anh chồng tất tả chạy đi kiếm, năn nỉ gần chết cô ta mới chịu về.
- Làm gì có một người chồng như vậy trên đời!
Khách hàng của tôi buông một câu chắc nịch. Tôi mỉm cười:
- Tôi sẽ đưa anh đi gặp người đó. Không chỉ một, mà hàng trăm, hàng triệu người…
Uy tín của tôi làm cho người khách bắt buộc phải tin. Anh ta thừ người ra:
- Vậy chắc cô ta phải có một cái gì đó thật đặc biệt thu hút… Cô ta có đẹp không?
- Không, nhan sắc bình thường.
- Cô ta phải rất chiều chồng?
- Ngược lại là khác!
Anh ta mất hết kiên nhẫn:
- Vậy bà vợ ấy ắt phải có bí quyết nào đó khiến chồng bà ta không thể bỏ được?
- Đúng! Anh bắt đầu hiểu ra vấn đề rồi. Mấy bà đó là mấy bà vợ “có đăng ký”. Anh chồng nào lỡ ký tên mình vào giấy rồi thì sẽ khó mà sống được nếu thiếu mấy bả…
- Nhưng vậy thì tôi học được gì ở đây?
- Tôi chỉ muốn cho anh thấy một thí dụ hết sức thuyết phục về khả năng thích nghi không giới hạn của con người. Gặp những người này rồi, anh sẽ thấy chuyện của anh và vợ anh chẳng có gì đáng phiền muộn cả.
Tôi viết địa chỉ lên một miếng giấy, dặn anh ta về đến nhà hãy mở ra đọc. Nhưng tôi biết chắc sự tò mò sẽ khiến anh ta mở nó ngay khi vừa bước ra khỏi cửa phòng tham vấn. Anh ta sẽ chẳng khó khăn gì để tìm gặp những người mà tôi đã mô tả ở trên, bởi vì họ có nhiều nhiều lắm, hằng hà sa số ở thành phố này. Còn nếu muốn dễ hơn nữa thì cứ tìm các bà vợ bởi các “ông chồng” có thể khác nhau, nhưng những “bà vợ” mà tôi nghiên cứu nói trên đều có một điểm chung: dù tên các bà có là Sài Gòn, là Thủ Đức, là Gia Định… gì gì đi nữa thì các bà cũng đều có một cái họ chung là “Nước Máy”.
Tình yêu có màu gì?
Tất cả các thứ tồn tại trên cõi đời này đều có màu đặc trưng. Ví dụ hoà bình có màu xanh, chiến thắng được khoác màu đỏ, lòng chung thuỷ có màu tím, sự quý phái mang màu vàng, tuổi học trò có màu trắng, tội ác được tô màu đen, thời gian có màu cà phê phin, sự phản bội phai màu tím tái, thói vô ơn tráng màu bạc, tương lai thì hoặc hồng hoặc xám. Còn tình yêu?
"Tình yêu có màu này nè!", cô bé váy ngắn cũn cỡn vừa nhún nhảy vừa giơ cao tờ 100 đôla. Đấy là một màu rất hiện đại và khá quyến rũ nhưng không chắc chắn lắm, bởi nếu bạn đưa ra chiếc nhẫn nạm hạt kim cương thì màu tình yêu của các cô bé như thế sẽ thay đổi ngay.
"Màu này!", một nàng, thuộc loại chưa có chứng minh thư, không thèm ngẩng đầu lên, chỉ ngay vào... cái màn hình máy tính. Người yêu trên mạng của nàng vừa gửi cho nàng một nụ hôn thắm thiết. Chắc là không hợp lý lắm đâu, bởi đột nhiên điện cúp thì màu tình yêu giống màu tội phạm quá.
"Tình yêu ư? Có màu vàng nhạt đặc trưng của các loại mì ăn liền!", các cặp sinh viên "sống thử" cùng nhất trí như vậy.
"Màu... muối tiêu mới chính là màu đặc trưng của tình yêu!", một cô gái trẻ đẹp vừa nghịch chiếc điện thoại nhỏ như bao diêm, vừa quả quyết.
"Tình yêu có màu gì?", nhà thơ với nhiều tác phẩm đang ăn khách nhăn trán và nghiến răng: " Đỏ rừng rực - lửa mặt trời - ta tan biến - xanh mênh mang - biển mắt em - ta chìm ngập - tím ngăn ngắt - tà áo mỏng - níu chân phiêu bạt - đen mượt mà - suối tóc nào - chảy suốt đời ta". Thế nghĩa là màu gì?
"Toàn nói phét, cái thứ đó làm gì có màu?", một con mọt sách đeo kính trắng vừa lầm bầm vừa lật cuốn sổ tay và đọc: "Nó đây, tình yêu là một thứ không màu, không mùi, không vị. Nó có thể sôi ở nơi giá lạnh nhưng cũng dễ dàng đông cứng ở 36 độ C. Nó không thể tự nhiên biến mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác...". Không thể đồng ý với định nghĩa này được, ngay như thứ rất mơ hồ là tình bạn cũng mang màu trắng đục của rượu đế đấy thôi.
Hay là tình yêu không tồn tại? Có bao giờ bạn nghĩ đến điều này chưa? Thường thì khi không tìm ra câu trả lời, người ta thường lật ngược lại vấn đề như vậy. Nhưng nếu thế thì mọi người tìm đâu ra lý do để kết hôn và ly dị? Hơn nữa, nếu không có cái gọi là tình yêu thì mọi nỗi khổ trên thế gian này đều cụt lủn như con thằn lằn đứt đuôi. Và lúc ấy chẳng lẽ các nhà tình yêu học trên các tờ báo phải quay sang viết truyện cười, còn các nhà thơ lại đi ca ngợi vẻ đẹp của các quán lẩu dê?
Chắc chắn rằng màu tình yêu phải nằm đâu đó trong cái dãy đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Chỉ có điều chúng ta chưa tìm thấy mà thôi. Nhưng cũng như những vấn đề chưa tìm được câu trả lời: Có sự sống ngoài trái đất không, có thuốc trường sinh bất tử không?... Thế nào rồi cũng có ngày chúng ta có câu trả lời về màu của tình yêu. Còn bây giờ, tạm thời mỗi người cứ tự chọn một màu gì đấy cho tình yêu của mình, nhưng nhớ đừng cho ai biết nhé!
(
Chuyện tình mùa khô
(Phần tiếp theo của bộ phim 'Chuyện tình mùa đông')
Tóm tắt phim: Xét thấy tình hình bên xứ Hàn không thuận lợi lắm cho mối tình hay bị trục trặc của mình nên chàng Kang Joon Sang và nàng Jung Yun Jin quyết định đi du lịch sang xứ Việt Nam, nơi rất chuộng món kim chi cùng phim Hàn Quốc...
Cảnh 1: Sau gần 2 tiếng đồng hồ trầy trật làm thủ tục nhập cảnh, chàng mới dắt được nàng ra đến cái EXIT thì khoảng chục anh mặt mày bặm trợn, tướng tá trông rất xã hội đen chen lấn nhau nhào vô hai người, vừa giật túi, ba lô vừa la lên: "Tắc-xi mế dầm, mít-xì-tơ..."
Cảnh 2: Buổi sáng. Theo thói quen chàng vừa thả bộ vừa ngửa mặt quan sát phố xá mà không để ý gì dưới chân mình, nên kết cục chàng đạp phải 2 bãi "mìn" cùng 5 bãi sing-gum. Chàng đang loay hoay trét đế giày xuống lề đường thì một đám trẻ lóc nhóc mời chàng mua kẹo cao su. Vốn có máu thương người nên chàng móc túi mua ngay hai thẻ. Chàng có ngờ đâu tai họa đang đến với mình: ngay lập tức, một bầy trẻ tương tự không biết từ ngóc ngách nào ùa tới vây lấy chàng như đám kiến lửa bu quanh cục đường! Phải mất 15 phút sau chàng mới thoát được. Sau khi rà soát lại tứ chi chàng phát giác ra đã bị rút mất cặp mắt kính cận sơ-cua cùng sợi dây bạch kim 5 chỉ "Sao Bắc đẩu" của nàng!
Cảnh 3: Chàng và nàng tay trong tay đi dạo chợ. Nhưng vừa bước vào chợ, hai người đã bị bao vây bởi hệ thống ăn xin nối dài mà dẫn đầu là đám con nít độ chục đứa đen nhẻm, bụng ỏng đít beo, mỗi đứa đeo một đứa nhỏ xíu trên lưng, xách theo một cái ca nhựa... cạ cạ, khều khều ngang hông chàng! Nàng thì bị chừng năm sáu ông "cùi" trét đầy thuốc đỏ bu quanh... Sau khi chiến đấu ác liệt để... mở đường máu, chàng đã bảo vệ nàng thành công khỏi một ông "cùi" đang lăm le nắm tay nàng. Nàng nhìn chàng đầy ngưỡng mộ và thở phào. Tuy nhiên, nàng đã thở hơi bị vội vì ngay sau đó cả hai người đã lâm vào trận đồ bát quái của đám trẻ bán vé số, đánh giày, móc chìa khóa... Chàng lại tiếp tục tả xông hữu đột và để lại hiện trường sợi dây lưng (do bị nắm quần kéo), 4 chiếc cúc áo và sợi dây cột túi!
Cảnh 4: Xơ xác và tơi tả, chàng nắm chặt tay nàng băng qua đường hướng về phía trung tâm thành phố, nhưng chưa kịp mở bản đồ coi kem Bạch Đằng ở đâu thì lưng áo chàng bị giật giật mất cái... Chàng quay lại thì gặp ngay một nụ cười vàng khè toe toét "Hello, ét-chen đô la du?". Kinh hãi hơn, sau nụ cười vàng khè nọ là một dây nheo nhóc vừa đàn bà, vừa ông già, vừa con nít, vừa bà bầu... người nào cũng nhăn nhở nụ cười cầu tài với chàng và nàng! Quá khiếp, chàng cũng hòa nhã cười lại rồi le lưỡi dắt nàng co giò chạy mất!
Cảnh 5: Sau một hồi dạo chợ và mỏi cổ do lắc đầu liên tục trước những mức giá bán đồ lưu niệm cao trên trời, hai người thất thểu đi ra mà chẳng mua được món đồ nào ra hồn. Chàng dẫn nàng vô quán làm 2 ly chè thập cẩm cùng 2 ly rau má để giải sầu. Nhưng chỉ 10 phút sau, một nỗi sầu còn nghiêm trọng hơn đã ập đến với hai người! Nàng và chàng... đau bụng quằn quại và cùng có nhu cầu phải "giải tỏa". Thế mà, sau khi đi tham quan nhà vệ sinh của quán, chàng đã bịt mũi dội ngược ra... Chàng dẫn nàng lom khom ôm bụng đi ra ngoài tìm một cái... công cộng, nhưng hỡi ôi, giữa chốn phồn hoa đô hội này tìm một cái công cộng còn khó hơn tìm chó lạc! Chịu không thấu, hai người đành ngoắc taxi để nhờ bác tài tư vấn về cái công cộng gần đó. Bác tài nhanh chóng chở họ tấp vô một cái, chàng phóng vào thám thính rồi lại chạy ra ngay, mặt mày nhăn nhó còn ghê hơn lần trước, nhưng nàng lắc đầu: "Em chịu không nổi nữa!". Thế là lần đầu tiên trong đời, chàng đứng canh... cửa toa lét cho một người (vì cái cửa toa lét không có khóa) - oái oăm thay, lại là người yêu của chàng, sau đó lại phải tìm nước cho nàng và dìu nàng ra ngoài vì không muốn nàng chụp ếch. Xong đâu đấy, chàng mới quay vào trong "tự xử"!
Cảnh 6: Chiều xuống, chàng và nàng đứng đón gió ngay bến Bạch Đằng. Hai người... đắm đuối nhìn nhau, nàng ngửa cổ muốn trật ót về phía sau, mắt nhắm lại... ti hí chờ đợi nàng đặt nụ hôn nồng cháy... Chàng đã lấy hơi chuẩn bị thì đột ngột một giọng loa eo éo sát ngay tai:
"Ai ơi dù có nách hôi
Xin đừng e ngại dẫu hôi cỡ nào
Bởi vì đã có Mai Sao
Chà ngay vào đấy thơm ngào ngạt hương!"
Nghe đến đây, dù chả hiểu gì nhưng thoáng thấy anh chàng kia vừa sấn vô hai người vừa làm động tác giơ nách lên xịt đến nỗi nước bọt văng tứ tung, khủng khiếp quá, nàng "Á!" lên một tiếng rồi xỉu ngay vào tay chàng.
Hết tập 1!
Tắm cùng hoa hậu
Cả một đời tôi uống nước như Lam Trường, dùng dầu gội đầu như Mỹ Tâm, tô môi son theo Phương Thanh và xịt thuốc đau chân kiểu Hồng Sơn. Chưa hết, tôi còn uống sữa giống Việt Anh, dùng bánh kẹp thịt bò theo Lê Vũ Cầu và giặt đồ bằng bột giặt hệt Mỹ Uyên.
Các ngôi sao đã hướng dẫn tôi, lôi kéo tôi, đánh đập tôi không còn phút nào ngơi nghỉ. Và tôi thật hạnh phúc vì điều này.
Thế nhưng, nếu trước đây tôi chỉ mua những gì do các doanh nghiệp quảng cáo là yên tâm thì bây giờ không thể nữa. Công nghệ tiếp thị đã tiến một bước dài. Nếu là một trong 10 người đầu tiên mua báo Màn Bạc, bạn sẽ được ăn cơm với một diễn viên điện ảnh (mặc dù có thể do bạn trả tiền). Nếu may mắn lọt vào "tốp" năm, bạn sẽ được xỉa răng với minh tinh ấy; còn nếu hạnh phúc vào "tốp" ba, bạn sẽ vinh dự cùng rửa bát với ngôi sao. Đó thật là một niềm vui khôn cùng, một vinh dự mơ ước cả đời nhưng không phải dễ nắm bắt.
Tôi đã từng là một trong những người mua vé đầu tiên của nam ca sĩ nổi tiếng, mà kết quả chỉ được phơi quần áo cùng dây với anh ta. Hay tôi đã từng là kẻ sưu tập ảnh một người mẫu thời trang nhiều nhất, sau đó được cô ưu tiên cho cùng bôi chung một thùng kem chống nắng. Vì vậy, tôi rất xúc động khi đọc trên báo, quảng cáo nếu ai mua nhiều chai thuốc trừ muỗi nhất trong một tháng sẽ được... tắm chung với cô hoa hậu quốc tế sắp tới thành phố này. Để thêm phần hấp dẫn, báo còn nói rõ, giải thưởng chỉ có giá trị cho đàn ông và bảo đảm là chung một bồn thật sự.
Vừa buông tờ báo xuống, tôi đã lao đầu chạy sang tiệm mua thuốc xịt cả muỗi lẫn ruồi. Để có đủ tiền, tôi bán gấp chiếc Honda, đẩy nhanh tivi, tủ lạnh cho tiệm cầm đồ và sang vội giấy tờ nhà cho mấy tay "cò" nhà đất.
Vác về mấy chục thùng thuốc xịt, tôi chĩa chúng về mọi xó xỉnh trong nhà. Chỉ trong nháy mắt, đống muỗi chết đủ to như đống cát xây dựng. Tiếp theo là tới bọn ruồi. Tôi phủ lên sân, vườn, chăn chiếu, giường tủ một lớp thuốc dày đến mức bọn ruồi mới bay qua đã ngã xuống, xác chúng chất chồng như xác quân Nguyên.
Làm tất cả mọi thứ trên đời vẫn chỉ hết có 2 thùng, tôi ngồi vắt óc suy nghĩ tiếp theo nên xịt vào đâu nữa. Không khí trong nhà trở nên đậm đặc, thậm chí một con bò vô tình đi ngang qua ngõ cũng ngã lăn quay, nói gì tới côn trùng.
Vào phút cuối cùng, tôi dùng thuốc xịt khắp toàn thân rồi chạy lao ra phố phường, xông vào những nơi tăm tối. Hễ đụng vào tôi là ruồi, gián, thạch thùng, tắc kè và bọ chét ngã xuống như rắc vừng. Tôi đã làm cho giá mùng màn và nhang trừ muỗi toàn thành phố giảm xuống một nửa.
Thế là điều mong đợi đã tới. Vào ngày quyết định, ban tổ chức tuyên bố tôi là người có số vỏ chai thuốc xịt nhiều nhất... hành tinh, sẽ được vinh dự tắm chung với cô hoa hậu quốc tế.
Tuyên bố vừa dứt thì âm nhạc nổi lên, toàn thể đàn ông nhìn tôi ghen tị. Một đoàn xe chở thẳng tôi tới khách sạnh năm sao. Tiếp đó, hai chục anh bồi rắc bột giặt khắp người tôi, đưa cho tôi một chiếc khăn tắm to như khăn trải giường để quấn quanh người. Trong tiếng vỗ tay của toàn thể công ty bán thuốc xịt muỗi, tôi được dẫn vào phòng tắm trên xe lăn do các cô người mẫu đẩy, qua một rừng ống kính của các phóng viên nhiếp ảnh và truyền hình. Thì ra đây là buổi tắm đầu tiên trong lịch sử nhân loại được truyền hình trực tiếp.
Cửa phòng tắm mở ra chói lòa, và tôi choáng váng khi thấy cái bồn tắm to như sân bóng đá. Cô hoa hậu quốc tế ở đầu kia của bể, thấy tôi nàng giơ tay vẫy và nhảy ùm xuống, nom nàng chỉ bé bằng ngón tay với khoảng cách như thế. Tôi bị đẩy xuống. Do nước quá sâu và bơi không thạo nên hai tiếng đồng hồ trôi qua, tuy chung một "bồn" mà tôi vẫn không sao đến bên hoa hậu được.
Alibaba Cola
Sản xuất ra một chai nước ngọt không phải là khó. Theo công thức bình dân nhất, chỉ cần một chút nước lã, một chút đường, một chút phẩm màu và vài cái... chân ruồi là đảm bảo bạn có thể tung ra thị trường một loại nước bổ béo.
Việc đặt tên cho thứ hàng hóa thiết thân ấy lại càng dễ. Nếu như thiên hạ có Coca Cola, Pepsi Cola thì ta chỉ việc dán nhãn hiệu của mình là Titi Coca, Cucu Cola hoặc Rama Cola là đủ gây hấp dẫn.
Chính vì lẽ đó mà "liên hiệp xí nghiệp" của chú Tư béo đã mạnh dạn tung ra thị trường loại nước giải khát kiêm tăng lực "có ga, có bọt và có một số thứ khác". Tọa lạc trong một gara ôtô cũ, với dây chuyền sản xuất khép kín, hiện đại, liên doanh với Afghanistan, cơ sở của chú Tư đã sẵn sàng "xô" ra thị trường mỗi ngày hàng ngàn chai với nhãn hiệu đầy huyền thoại: Alibaba Cola!
Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng thì chú Tư suýt ngã nhào khi phát hiện nước ngọt của mình còn thiếu một câu khẩu hiệu làm tiêu chí. Nếu Nokia là "Công nghệ mang tính nhân bản", còn Coca Cola là "Sành điệu", Pepsi là "Khát khao hơn" thì Alibaba Cola cần phải có tiêu chí gì?
Tiêu chí, đừng tưởng tầm thường! Nó tuy vẻn vẹn mấy câu nhưng là sản phẩm của bộ óc hàng triệu con người đúc kết lại trong hàng trăm năm. Nó chứa đựng sức mạnh, niềm tin và cả khả năng bảo hành. Nó là một hợp đồng đã ký với bệnh viện nếu khi uống nước vào, ta phải đi cấp cứu, là lời thì thầm khi ta gọi tên người yêu. Thiên hạ đồn rằng trong một lễ cưới, cô dâu với chú rể sánh vai nhau, tuyên bố đây là "Hôn nhân kiểu Úc". Sau đó, khi phút quyết định tới, thay vì trao nhẫn, chú rể lại trao một chai bia cho... mẹ vợ và hạ giọng: "Chỉ có thể là Heineken". Tóm lại, tiêu chí là hơi thở của sản phẩm cũng như của người bán sản phẩm.
Là một thương nhân lăn lộn nhiều năm trên thị trường, chú Tư biết rằng phải nghĩ ra cho Alibaba Cola một câu gì cực kỳ độc đáo. Nó phải thể hiện tính cạnh tranh, tính chợ búa, tính văn học, tính âm nhạc, tính điện ảnh và tính gây "sốc". Đặc điểm cuối cùng này, theo chú Tư, là quyết định nhất. Gây "sốc" sẽ làm cho người tiêu dùng choáng váng, tê dại, mất hết khả năng kiểm soát lý trí và túi tiền, khiến họ nhanh chóng móc tiền ra mua nước giải khát dù nửa đêm và đang trên giường ngủ.
Chính vì lẽ đó, chú Tư đi kiếm một bà thầy bói, một ông thợ rèn, một nhà thơ, một anh hàng thịt và cuối cùng là một nhà biên kịch. Vốn không phải là loại chủ doanh nghiệp keo kiệt, chú Tư béo thuê một xe du lịch máy lạnh loại 12 chỗ ngồi cho cả "hội đồng sáng tác" đi Vũng Tàu ba ngày để lấy thực tế, sau đó còn thăm một xưởng sản xuất chảo gang và một trại giam tội phạm về kinh tế. Sau chuyến đi, toàn thể hội đồng họp ở nhà hàng Lông Voi bàn luận sôi nổi, tất nhiên là cuộc họp có mở rộng tới một số chuyên gia đầu ngành các sản phẩm bạn và có sự đóng góp chân tình của khoa cấp cứu bệnh viện. Cuối cùng, họ đưa ra mấy tiêu chí đệ trình chú Tư chọn:
- Alibaba Cola - Trong sáng đến khủng khiếp.
- Alibaba Cola - Uống hay là chết.
- Alibaba Cola - Nước mắt của quỷ.
- Alibaba Cola - Xuyên qua cổ họng!
- Alibaba Cola - Hạnh phúc còn xa.
Sau khi duyệt qua mười mấy phương án, chú TƯ béo thấy câu nào cũng đanh thép, có tính vệ sinh, tính giải khát và tính va đập. Thật là hoàn hảo. Tuy nhiên, mỗi nhãn hiệu chỉ có quyền mang một câu thôi. Vì vậy, cuối cùng, sau khi cắt dán, khâu và lắp ghép các câu và ý với nhau, sau khi tham khảo nhiều chuyên gia và Luật phòng cháy chữa cháy, Luật giao thông, chú Tư béo chọn câu: "Alibaba Cola - Uống vào kêu A - A - A - A...".
Hội những người thích buồn
Sau khi "Hội những người thích cười " được cấp giấy phép hoạt động, một số vị thích buồn cảm thấy bị xã hội bỏ rơi liền ráo riết vận động thành lập hội để làm đối trọng.
Người đầu tiên xin vào hội là một phụ nữ trẻ xinh đẹp, vừa ly hôn. Cô ta rên rỉ với trưởng ban thành lập hội:
- Ôi! Buồn quá! Lão chồng nhà em bỏ đi mất mặt với con bồ ranh, chỉ còn em với con mèo khoang trong phòng trống trải. Không vào thì em đến chết héo mất.
Trưởng ban vận động nhăn nhó như chạm vào vết đau:
- Cô tưởng tôi vui lắm đấy phỏng? Hồi còn biên chế nhà nước, biết bao nhiêu đứa qua tay mình bồi dưỡng lên lương, lên chức, cuối cùng nó đẩy mình ra rìa. Buồn đến cháy gan cháy ruột. Cần phải cộng những nỗi buồn nhỏ thành những khối buồn lớn mới có sức mạnh mà đấu tranh vói những điều chướng tai gai mắt. Cô có bằng cử nhân kinh tế mà chưa xin được việc làm chứ gì. Tốt! Tôi bố trí cô làm chân thư ký.
Tiếp đến là một nhà thơ trẻ nổi lên như cồn với những tập thơ Nỗi buồn thiên niên kỷ, Buồn ơi, em ở đâu?, Sonne- buồn, Buồn vi mô... Trưởng ban vận động nhếch mép cười buồn:
- Cậu có năng khiếu buồn đấy nhưng không được tuyệt vọng, có thế mới hoạt đông cho hội được. Tớ đề bạt cậu làm trưởng ban tuyên truyền. Được chứ? Sau này có thể kiêm Tổng biên tập tờ báo Buồn ơi là buồn.
Một năm sau, số người vào hội vẫn lèo tèo không đủ cơ cấu một ban chấp hành, chưa nói đến thành lập các tiểu ban chuyên môn. Trưởng ban thở dài đánh thượt:
- Có lẽ phải hạ thấp tiêu chuẩn buồn mới mở rộng diện kết nạp hội viên được. Không lẽ để bọn thích cười làm mưa, làm gió. Trần gian là bể khổ. Chúng ta nhất định thắng!
Nhà thơ trẻ trầm ngâm suy nghĩ rồi hiến kế:
- Bây giờ buồn đích thực hiếm lắm. Nên chú ý phát triển tới số buồn rởm, không buồn cũng làm ra vẻ buồn, mốt mới mà. Em biết trong giới văn nghệ còn khối loại này. Mạnh dạn kết nạp họ rồi bồi dưỡng cho họ có đủ tiêu chuẩn buồn thật, anh ạ.
Cô thư ký đắm đuối nhìn nhà thơ trẻ như muốn cộng nỗi buồn của cả hai lại, vội vã nhất trí:
- Sáng kiến tuyệt vời! Em xin bổ sung một ý nhỏ: ngoài loại buồn rởm nên kéo theo vào hội những người buồn thay.
Trưởng ban quay lại nhìn vào khuôn mặt tươi trẻ nhiều lúc gây hậu quả tai hại, làm giảm năng lượng buồn của người lãnh đạo, hỏi:
- Đề nghị cô nói cụ thể?
- Dạ, cụ thể các bác thổi kèn đám ma.
Trưởng ban và nhà thơ cùng reo lên:
- Đúng đấy! Đúng đấy! Nếu lỡ ra có hội viên nào buồn quá mà sang thế giới bên kia, hội đỡ tiền thuê kèn trống.


(Làng Cười
Vụ án đám cưới
Một cặp tình nhân sau nhiều năm tìm hiểu kỹ càng đã quyết định tổ chức đám cưới thật hoành tráng.
Đó là một đám cưới theo nghi lễ truyền thống, rượu chảy như suối, thịt chất như núi và rau thì bạt ngàn như những cánh rừng. Hai họ chúc tụng đến say mèm.
Thế rồi, không biết vì sao hai họ lại lao vào đấm đá nhau tơi bời. Khi cảnh sát đến nơi thì khắp nơi hoang tàn như bãi chiến trường, ai nấy máu me đầy người nằm la liệt vì ai cũng say. Cảnh sát quyết định đem cả hai họ về đồn nghỉ ngơi cho giã rượu rồi sẽ xét xử tội gây mất trật tự công cộng.
Hai hôm sau, tại tòa án. Quan viên hai họ vẫn còn phảng phất hơi men, vừa nhìn thấy nhau đã lao vào đấm đá túi bụi. Chủ tọa phải vất vả lắm mới ổn định được tình hình. Khi trật tự vãn hồi, mặc cho hai họ gầm gừ nhìn nhau, chủ tọa hỏi anh chàng phù rể vì thấy anh ta có vẻ tỉnh táo nhất:
- Anh hãy thuật lại câu chuyện cho rành rọt.
- Vâng. Sau nhiều năm tìm hiểu kỹ càng hai người bạn của tôi đã quyết định tổ chức đám cưới thật hoành tráng. Đó là một đám cưới theo nghi lễ truyền thống, rượu chảy như suối...
- Cái đó tòa biết rồi, hai họ say mèm chứ gì?
- Vâng! Nhưng tôi không say, vì theo truyền thống phù rể phải tỉnh táo để nhảy với cô dâu. Đáng lẽ sau bản nhạc thứ nhất tôi phải nhường cô dâu cho chú rể, nhưng bản nhạc vừa chấm dứt thì bản thứ hai vang lên. Chú rể thì ở góc xa đang chúc tụng hết chén này đến chén khác...
- Cho nên anh vẫn nhảy tiếp với cô dâu?
- Đến bản nhạc thứ ba thì... đang dập dìu khiêu vũ với cô dâu chợt tôi thấy chú rể mặt mũi đỏ gay, xông tới như một con sư tử rồi lấy hết sức bình sinh đá thẳng vào ngực cô dâu.
- Đá thẳng vào ngực cô dâu? - Tòa hỏi lại anh chàng phù rể.
- Vâng!
- Vậy thì đau lắm?
- Đau là thế nào? Phải nói là chết điếng người ấy chứ. Tôi bị gãy tới ba ngón tay đây này.
Nhiễm quảng cáo
Phú ông có cô con gái rượu đến tuổi cập kê, rất xinh đẹp. Phú ông muốn kén chồng cho con bèn đăng tin quảng cáo trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Rất đông thí sinh đến ứng thí, trong đó có cả hoàng tử.
Phú ông hỏi:
- Con có yêu con gái của ta không?
- Dạ thưa, có.
- Con có đảm bảo được cuộc sống sau này cho con gái ta không?
- Dạ thưa, có.
- Thế con nghĩ con gái ta có yêu con không?
- Dạ thưa, có.
- Con biết có bao nhiêu người trả lời giống như con không?
Những thắc mắc làm các hãng IT phát... khóc
Kỹ thuật viên của Dell tá hỏa khi một khách hàng nổi giận quát tháo ầm ĩ: "Máy móc của các ông là cái thá gì mà bảo tôi là tồi tệ và hết khả năng làm chuyện ấy hả?"
Hóa ra, ông ta tưởng máy tính "chửi" mình khi nhận được những từ ngữ như "Bad" và "Invalid". Nhân viên phải giải thích đó là "câu lệnh sai" (bad command) và "thao tác hết hiệu lực" (invalid responses).
Phòng kỹ thuật của AST nhận được cú điện thoại phàn nàn rằng chuột của bà ta không thể điều khiển được vì "lớp chống bụi". Hóa ra đó chính là cái túi nhựa bọc chuột khi nhân viên đóng gói.
Một khách hàng của IBM gặp rắc rối với việc cài đặt phần mềm và gọi hỗ trợ. "Tôi đưa đĩa vào, mọi việc rất ổn thỏa. Nhưng khi nó nói cho đĩa thứ 2, tôi thấy có gì đó không ổn", ông khách băn khoăn. "Đến khi nó bảo đưa đĩa thứ 3, tôi thấy máy các ngài thật sự không ổn. Làm gì có chỗ để nhét vừa cơ chứ!"
Đừng lấy chồng làm kỹ sư IT
Hãy nghe một đoạn đối thoại giữa vợ chồng tôi, rồi bạn tự quyết định.


Chồng: Anh log in (vào phòng) rồi.
Vợ: Anh yêu, ăn một ít khoai tay chiên nhé?
Chồng: Hard disk full. (Ổ cứng đầy rồi).
Vợ: À, anh đã mua cho em cái váy đỏ đó chưa?
Chồng: Bad command or file name (Câu lệnh/tên tệp sai).
Vợ: Ôi, nhưng em đã nói với anh về chuyện này từ sáng cơ mà.
Chồng: Erroneous syntax, abort, retry. (Cú pháp sai: Loại bỏ hay Thử lại?)
Vợ: Trời đất ơi, thôi ngay cái kiểu đó đi. Lương tháng này của anh đâu?
Chồng: File in use, read only, try after some time. (Tập tin đang được sử dụng, chỉ đọc không chỉnh sửa. Vào lại sau một thời gian nữa)

Vợ: Thôi, ít nhất là đưa thẻ rút tiền của anh đây. Em có thể tự đi mua.
Chồng: Sharing violation, access denied. (Vi phạm quyền chia sẻ tập tin. Truy cập bị từ chối).
Vợ: Huhu, tôi đã lầm khi cưới anh.
Chồng: Data type mismatch (kiểu dữ liệu không phù hợp).
Vợ: Anh là đồ vô tích sự.
Chồng: By default. (Mặc định thế rồi).
Vợ: Ai ở trong xe của anh sáng nay?
Chồng: System unstable press ctrl, alt, del to Reboot. (Hệ thống không ổn định. Nhấn Ctrl_Alt_Del để khởi động lại).
Vợ: Nói đi. Anh và cô tiếp viên đó như thế nào?
Chồng: The only user with write permission (Người sử dụng duy nhất có quyền chỉnh sửa).
Vợ: Trời ơi, vậy tôi có ý nghĩa gì trong đời anh chứ?
Chồng: Unknown virus detected. (Virus chưa xác định được phát hiện)
Vợ: Thôi đi. Anh yêu tôi hay yêu cái máy tính hả?
Chồng: Too many parameters. (Quá nhiều tham số).

Vợ: Tôi sẽ về nhà mẹ đẻ tôi.
Chồng: Program performed illegal operation, it will close. (Chương trình thực hiện sai, cần đóng lại).
Vợ: Không, tôi sẽ từ bỏ anh mãi mãi.
Chồng: Close all programs. (Đóng các chương trình lại đi).
Vợ: Nói chuyện với anh thật vô ích.
Chồng: Shut down the computer (Tắt máy tính (của cô) đi).
Vợ: Đừng quá đáng quá. It's now safe to turn off your computer. (Bây giờ còn là lúc an toàn để anh tắt máy tính của anh đi).


Sau nụ hôn cuồng nhiệt
Một người còn trẻ đứng trên cầu, mặt buồn rười rượi, có vẻ như chuẩn bị gieo mình xuống dòng sông chảy xiết. Một chàng trai đi qua nhìn thấy thế hét toáng lên: - Này, này... Định tự tử đấy à? Cô, cô...
- Kệ tôi, không liên quan gì đến anh.
Nhận ra đó là một cô gái khá xinh đẹp, chàng trai ào tới, giữ chặt một tay cô và cầu xin một nụ hôn trước khi cô tự tử. Thật tuyệt vời, cô gái dễ dàng gật đầu đồng ý rồi trao cho chàng một nụ hôn nồng cháy, cuồng nhiệt đến... rát cả lưỡi.
Quá cảm động, chàng trai quyết định phải thuyết phục cô gái từ bỏ ý định dại dột của mình:
- Em xinh đẹp và đáng yêu như vậy, sao lại muốn từ bỏ cõi đời?
Hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi trên khuôn mặt trang điểm cầu kỳ của cô gái. Cô nói trong tiếng nấc:
- Bố... em... mắng...
“Đúng là phụ nữ, bố mẹ hơi nặng lời tí chút đã muốn quyên sinh” – Chàng trai thầm nghĩ.
Cố gắng hôn thêm cô gái một cái nữa rồi chàng hỏi tiếp:
- Tại sao bố mắng em?
- Hu, hu... Bố mắng chỉ vì em thích ăn mặc như... con gái!
Anh chàng nhảy luôn xuống sông!



Tức ảnh sinh tình (128)
Đâu cần phải “xã hội đen” / Làm “xã hội... nâu” chỉ vài phen được rồi.
24H

Tớ đang tìm kiếm web nào
Cần thuốc giảm béo để chào hàng đây!

Hôm nay em thấy thật vui
Có bao nhiêu bạn cùng chơi thế này.

Nếu mà bác vẫn biếng ăn
Thì bác không thể cao bằng cháu đâu.

Tôi đang vẫn thấy phân vân
Đến giờ cao điểm đường đông không ngờ.



Ai người bẩn nhất?
Một hôm, hội “Những người ở bẩn” quyết định mở rộng hội, tăng số lượng hội viên. Với phương châm “Ăn ít no lâu thì... ở bẩn cũng sống lâu” (?), hội đã gửi thông báo tuyển khắp nơi.
Sau đây là trao đổi của hai ông Chủ hội và Phó hội:
- Báo cáo bác, rất nhiều người đã gửi đơn xin gia nhập hội chúng ta, nghe chừng còn rôm rả hơn cả việc gia nhập “Hội không sợ vợ”.
- Xào, tất nhiên. Trên đời này có gì dễ bằng ở bẩn, mà cũng có gì khó bằng ở bẩn?
- Rất nhiều ứng viên nặng ký theo nghĩa đen.
- Tôi không hiểu?
- Thì họ “nặng ký” vì... ghét bám nhiều quá mà.
- Khà, khà... Chú tuyển được ai chưa?
- Cũng kha khá. Tuy nhiên có một trường hợp em phải xin ý kiến bác. Đây là đơn của anh ta...
- Chú đọc đi, tay anh đang bận... gãi.
- Vâng! Bác nghe nhé: “Tôi tha thiết xin gia nhập hội ở bẩn của các ngài. Tôi tự thấy mình rất xứng đáng vào hội. Bằng chứng là lá đơn này tôi viết bằng tờ giấy vệ sinh sau khi đã đi WC...”.
- Còn không?
- Còn một đoạn xin hứa sẽ ở “bẩn vượt mức yêu cầu” của hội, sẽ xem sự sạch sẽ là kẻ thù không đội trời chung... vân vân.
- Chú có gì phân vân mà không viết thư từ chối?
- Từ chối?
- Ơ... Chú từ trên trời rơi xuống đấy à? Ở bẩn như vậy thì thấm tháp gì?
- Dạ, dạ...
- Viết thư trả lời anh ta đi. Tôi đọc cho mà viết... E hèm...
- Anh đọc đi ạ!
- “Chúng tôi biết anh ở rất bẩn, nhưng rất tiếc không thể nhận anh vào hội. Với lý do giản dị là: Tất cả những người trong hội chúng tôi sau khi khi đi vệ sinh không ai dùng giấy má gì cả...”.
Admin-Nguyen Thanh Trung
Admin-Nguyen Thanh Trung
Admin

Tổng số bài gửi : 227
Join date : 13/12/2012
Age : 42
Đến từ : Xứ sở của những thiên thần

https://metrohiepphu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết